Giải đáp số 01/2021/GĐ-TANDTC ngày 1/7/2021 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề nghiệp vụ về hòa giải, đối thoại tại tòa án

Tài liệu này tổng hợp các giải đáp của TAND tối cao liên quan đến thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo Luật số 58/2020/QH14, như:

– Việc lựa chọn chuyên gia, nhà chuyên môn khác để bổ nhiệm làm hòa giải viên;

– Việc hòa giải đối với tranh chấp đất đai chưa qua hòa giải ở xã phường;

– Chi phí phải nộp khi đề nghị hòa giải, đối thoại tại tòa;

– Việc mời đại diện chính quyền địa phương tham gia khi xem xét hiện trạng tài sản tranh chấp;

– Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên khi hòa giải tranh chấp về nuôi con sau ly hôn;

– Hòa giải vụ việc ly hôn có phải là thủ tục bắt buộc?

– Hướng xử lý khi người khởi kiện, người yêu cầu rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trong quá trình hòa giải;

Theo đó, đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, ranh giới đất, tòa án chỉ tiếp nhận hòa giải sau khi đã qua thủ tục hòa giải tại xã/phường nhưng không thành.

Đối với vụ việc ly hôn, chỉ khi các bên có yêu cầu thì tòa án mới tiến hành hòa giải, đây không phải là thủ tục bắt buộc.

Mức phí hòa giải tại tòa được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2021/NĐ-CP.

Nội dung trên đây chỉ mang tính chất thông tin, không phải là ý kiến tư vấn của Lê Nguyễn và Lê Nguyễn không chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp. Đối với từng trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Lê Nguyễn để được giải đáp.