Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Nghị định thay mới toàn bộ các quy định liên quan đến tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm.
Các hình thức bảo đảm nêu tại Nghị định này gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp và mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu (Điều 3).
Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị định này là bổ sung nhiều loại tài sản và quyền tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, chẳng hạn (Chương II):
– Cổ phần, phần vốn góp, quyền mua phần vốn góp hoặc lợi tức phát sinh từ cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp;
– Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kho hàng;
– Dự án đầu tư, tài sản thuộc dự án đầu tư; Quyền khai thác, quản lý dự án đầu tư;
– Quyền đòi nợ, các khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác theo hợp đồng;
– Quyền cho thuê, cho thuê lại;
– Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, lợi ích khác trị giá được bằng tiền hình thành từ hợp đồng;
– Quyền được bồi thường thiệt hại;
– Giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi;
– Tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 271 Bộ luật dân sự 2015;
– Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
….
Liên quan đến nhà đất, Điều 10 quy định rõ không bắt buộc phải thế chấp (bảo đảm) đồng thời cả nhà và đất, có thể thế chấp riêng nhà hoặc đất.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2021 và thay thế Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012./.
Nội dung trên đây chỉ mang tính chất thông tin, không phải là ý kiến tư vấn của Lê Nguyễn và Lê Nguyễn không chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp. Đối với từng trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Lê Nguyễn để được giải đáp.