Luật số 07/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (61 trang)
Luật này sửa đổi, bổ sung khá nhiều quy định quan trọng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:
– Sửa đổi, bổ sung các khái niệm như tác phẩm phái sinh, hành vi sao chép tác phẩm, tiền bản quyền, sáng chế mật, nhãn hiệu nổi tiếng, tác giả, đồng tác giả, quyền nhân thân, quyền tài sản, chương trình máy tính… (khoản 1 đến khoản 6 Điều 1).
– Sửa đổi, bổ sung các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, các trường hợp phải trả tiền bản quyền khi sử dụng tác phẩm (khoản 7 Điều 1).
– Sửa đổi về các hành vi xâm phạm quyền tác giả (khoản 8 Điều 1).
– Sửa đổi các quyền của người biểu diễn, các quyền của nhà sản xuất (khoản 9 Điều 1).
– Sửa đổi các hành vi xâm phạm quyền liên quan (khoản 10 Điều 1).
– Bổ sung quy định về nguyên tắc phân chia tiền bản quyền (khoản 12 Điều 1).
– Sửa đổi quy định về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (khoản 14 Điều 1).
– Sửa đổi quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý (khoản 25, khoản 26 Điều 1).
– Sửa đổi các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (khoản 30 Điều 1).
– Sửa đổi yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (khoản 33 Điều 1).
– Làm rõ khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ (khoản 79 Điều 1).
…
Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023.
Nội dung trên đây chỉ mang tính chất thông tin, không phải là ý kiến tư vấn của Lê Nguyễn và Lê Nguyễn không chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp. Đối với từng trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Lê Nguyễn để được giải đáp.