Hướng dẫn về điều kiện hạch toán khoản dự phòng đầu tư tài chính được quy định tại Công văn số 5102/TCT-CS ngày 3/11/2016 của Tổng cục Thuế về khoản dự phòng đầu tư tài chính
Theo quy định tại điểm 2.19 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được hạch toán khoản dự phòng đầu tư tài chính nếu trích lập theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Cụ thể, việc trích lập dự phòng đầu tư tài chính phải thực hiện theo đúng các quy định về hướng dẫn về điều kiện hạch toán khoản dự phòng đầu tư tài chính tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 228/2009/TT-BTC (được sửa đổi tại Điều 1 Thông tư 89/2013/TT-BTC), như:
– Chỉ trích lập dự phòng đầu tư tài chính đối với khoản vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp đó bị lỗ;
– Chỉ trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp giá gốc, không trích lập đối với các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
– Mức trích lập dự phòng cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức quy định tại điểm c Điều 1 Thông tư 89/2013/TT-BTC.
- Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC, đầu tư tài chính bao gồm ngắn hạn và dài hạn. Trong đó:
Đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm: Chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư khác có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo./.
– Đầu tư tài chính dài hạn bao gồm: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh
Theo Công văn số 4823/TCT-CS ngày 18/10/2016 của Tổng cục Thuế, trường hợp Công ty đang đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác, nếu doanh nghiệp này bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch) thì được trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn để tính vào chi phí hợp lý
Thời điểm trích lập dự phòng khoản đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác là cuối kỳ kế toán năm. Việc trích lập dự phòng phải căn cứ trên các số liệu từ bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng, không phải bảng cân đối kế toán tại thời điểm gần nhất (Công văn số 35231/CT-HTr ngày 9/6/2015 của Cục Thuế TP. Hà Nội)./.
Trên đây là hướng dẫn về điều kiện hạch toán khoản dự phòng đầu tư tài chính, nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ Lê Nguyễn để được hỗ trợ một cách tốt nhất.