Thủ tục thành lập Công ty mới mà bạn dự định theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hay công ty cổ phần? Quy trình thực hiện thủ tục thành lập công ty tại được tiến hành như thế nào? Thời gian thành lập công ty là bao lâu?

1.    Xác định thông tin dự định đăng ký:

Thông tin chuẩn bị bao gồm: Tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, tên người đại diện theo pháp luật và chức danh của người này, tên các thành viên/cổ đông của công ty. Một số gợi ý trong việc lựa chọn thông tin bao gồm:

a)    Lựa chọn tên công ty:

Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; Công ty cổ phần, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; Công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; Doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
  • Tên riêng của doanh nghiệp.       

Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.

b)    Trụ sở công ty:

Trụ sở công ty không được đặt tại chung cư, nhà tập thể và các địa điểm không có chức năng sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

c)    Ngành nghề kinh doanh:

  • Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh.

Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
  • Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng và việc sử dụng chứng chỉ hành nghề trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2.    Chuẩn bị hồ sơ

a)    Hồ sơ cá nhân:

Bao gồm bản sao công chứng CMTND/ Hộ chiếu còn hiệu lực của tất cả các thành viên/cổ đông công ty dự kiến thành lập.

b)    Biểu mẫu hành chính:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách người ủy quyền nếu có;
  • Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập công ty.

3.    Thủ tục thành lập Công ty mới

a.    Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sau 03 ngày làm việc sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế doanh nghiệp.

b.    Công ty thực hiện việc khắc dấu và thông báo đăng ký sử dụng mẫu dấu doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.   

Đợi đến ngày dấu công ty chính thức được sử dụng thế là các bạn đã hoàn thành xong thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần hỗ trợ của Luật sư bạn có thể gọi tới số điện thoại:  08 3925 6416 (Tp. Hồ Chí Minh) trong giờ hành chính, chúng tôi sẽ giải đáp mọi vướng mắc của bạn trong thời gian nhanh nhất.